Header Ads Widget

Làm răng giả tháo lắp có ưu và nhược điểm gì?

Làm răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng mất cổ điển. Phương pháp này có những ưu nhược điểm như thế nào? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo. 

Răng giả tháo lắp là gì?

Hàm răng giả tháo lắp gồm 2 bộ phận là khung răng và răng giả. Trong đó, khung răng được thiết kế theo kích thước cung hàm của người cần lắp, có thể được làm từ nhựa hoặc kim loại. Răng giả sẽ gắn vào khung răng, chất liệu khá đa dạng như nhựa, sứ,... Phần răng đã mất của bệnh nhân sẽ được thay thế bởi bộ hàm giả tháo lắp này. 

Bệnh nhân có thể sử dụng hàm lắp toàn phần hoặc bán phần tùy thuộc vào tình trạng răng thật hiện có. Hàm giả toàn phần thường được chỉ định cho những người bị mất hết răng. Những bộ hàm giả toàn phần được thiết kế tương tự như một hàm răng thật. Trong khi đó, hàm giả bán phần sẽ phù hợp với những người còn một hoặc nhiều răng thật khác. Hàm bán phần sẽ giúp lấp đầy các khoảng trống ở những vị trí đã bị mất răng. Ở bộ hàm này, nha sĩ sẽ bổ sung một chiếc móc để gắn vào răng thật để hạn chế sự xô lệch trong quá trình sử dụng. 

Các loại răng giả tháo lắp

Chi phí trồng răng giả tháo lắp tùy thuộc vào chất liệu làm răng hay loại hàm, cụ thể như:

  • Hàm nhựa dẻo: Chi phí của loại hàm này tương đối rẻ và có thể tùy chỉnh theo thiết kế. Nhược điểm kể đến là sự cồng kềnh, không được bền. Khi sử dụng, người dùng sẽ không có cảm giác chân thật. 

  • Hàm khung kim loại: Thiết kế hàm khá nhỏ gọn và độ bền cao. Tuy nhiên, chúng có thể tác động đến những chiếc răng thật khác sau thời gian dài khiến cho răng thật bị yếu hơn do lực kéo đến từ răng giả. 

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp làm răng giả tháo lắp

Ưu điểm

  • Chất liệu đảm bảo: Người dùng có thể yên tâm vì chất liệu của hàm tháo lắp đảm bảo sự an toàn và không có hại đối với sức khỏe, không gây kích ứng với người dùng. 

  • Chi phí hợp lý: So với nhiều phương thức phục hình răng khác thì hàm tháo giả lắp giúp người dùng tiết kiệm chi phí hơn. 

  • Tính thẩm mỹ: Nhờ hàm giả tháo lắp, người dùng sẽ tự tin hơn với một nụ cười đẹp. Bên cạnh đó, hàm tháo lắp vẫn đảm bảo các chức năng ăn nhai và nói hàng ngày. 

  • Vệ sinh đơn giản: Nhờ việc tháo lắp dễ dàng nên người sử dụng có thể vệ sinh rất đơn giản. Bạn có thể tháo hàm ra sau khi ăn để loại bỏ các cặn thức ăn ở trong kẽ một cách dễ dàng nhất. Nhờ vậy, quá trình chăm sóc răng miệng cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. 

  • Độ bền cao: Các loại hàm tháo lắp hiện nay có độ bền cũng như thời gian sử dụng khá lâu dài, tiết kiệm chi phí cho người dùng. 

Nhược điểm

  • So với hàm thật thì hàm tháo lắp sẽ có lực ăn nhai yếu hơn và khiến người dùng không thấy thoải mái. Vì vậy, thức ăn khi không được nhai kỹ trong một khoảng thời gian dài có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

  • Các móc kim loại có thể bị lộ ra bên ngoài khiến cho vấn đề thẩm mỹ không được đáp ứng. 

  • Tốn thời gian khi tháo lắp hàm trong quá trình sử dụng. 

  • Sau một thời gian, hàm có thể sẽ bị lỏng.

Trong thời gian sử dụng hàm tháo lắp có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề như tổn thương nướu hoặc tụt lợi,...

Sau khoảng 3 - 5 năm dùng hàm tháo lắp, bạn cần phải thay một bộ hàm mới. 

Trên đây là thông tin về ưu nhược điểm của phương pháp làm răng giả tháo lắp. Nhìn chung phương pháp này có chi phí khá thấp, phù hợp với nhiều người. Để sử dụng trong 1 thời gian ngắn cô chú có thể cân nhắc. 

 >>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/co-nen-nho-rang-khon-khong-nho-rang-khon-co-nguy-hiem-khong/