Mỗi năm nước ta có 5.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó 50% số ca bệnh gây tử vong. Trung bình mỗi ngày có 14 người mắc, trong đó 7 người chết vì ung thư cổ tử cung. Do đó, tầm soát test ung thư cổ tử cung là việc làm rất quan trọng và phụ nữ sau 30 tuổi hoặc sau 3 năm có đời sống tình dục nên thực hiện.
Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng tạo thành từ tế bào. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp nhất, đứng vị trí thứ 3 trong các loại ung thư ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú, ung thư buồng trứng.
Thông thường, phụ nữ mắc ung thư giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã xâm lấn thì mới bắt đầu có triệu chứng.
Các triệu chứng phổ biến:
-Chảy máu âm đạo như chảy máu sau khi quan hệ, mãn kinh, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi thụt rửa vùng kín.
- Có cảm giác đau khi quan hệ, đau lưng, đau bụng dưới.
- Đi tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.
- Khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu.
Chị em nên tầm soát sớm test ung thư để phát hiện và điều trị kịp thời, vì đây là loại ung thư có tỉ lệ tử vong rất cao.
Những đối tượng nên xét nghiệm, test ung thư cổ tử cung
- Phụ nữ thực hiện tầm soát từ 21 tuổi.
- Những người có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
- Chị em có đời sống tình dục bừa bãi, sinh nở nhiều lần…
(Xem thêm: phòng khám 43 Nguyễn Khang)
Thời điểm xét nghiệm:
- Từ 21-29 tuổi: Tầm soát định kỳ 3 năm 1 lần.
- Từ 30-64 tuổi: Tầm soát định kỳ 5 năm 1 lần.
- Từ 65 tuổi trở lên: Không cần tầm soát ung thư nếu kết quả tầm soát trước đó bình thường.
Các phương pháp xét nghiệm test ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap Smear
Xép nghiệm Pap Smear hay cồn gọi là xét nghiệm phết tế bào ung thư, là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định tế bào bất thường ở cổ tử cung, thủ phạm chính là virus HPV. Đây là phương pháp xét nghiệm phát hiện sớm ung thư trước khi khối u lan rộng được nhiều người áp dụng.
Các bước thực hiện:
- Phụ nữ nằm ngửa trên giường khám, 2 đầu gối gập lại.
- Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo để nhìn rõ bên trong tử cung.
- Sau đó, bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng lấy mẫu ở cổ tử cung. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.
- Thời gian thực hiện chỉ mất 2-3 phút, chị em không thấy đau nhưng có thể bị chuột rút, chảy máu âm đạo nhẹ. Nếu tình trạng chạy máu âm đạo nghiêm trọng cần báo ngay cho bác sĩ để có chỉ định điều trị kịp thời.
Xét nghiệm Thinprep
Đây là xét nghiệm phết tế bào tối ưu hơn so với xét nghiệm Pap Smear. Với xét nghiệm này, khi thu thập mẫu xét nghiệm, tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ 1 chất lỏng định hình trong lọ Thinprep, sau đó đưa đến phòng xét nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.
Các bước tiến hành:
- Cũng như xét nghiệm Pap Smear, phụ nữ nằm ngửa trên giường khám, 2 đầu gối gập lại.
- Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo để nhìn rõ bên trong tử cung.
- Bác sĩ dùng chổi tế bào để lấy các mẫu tế bào xung quanh khu vực cổ tử cung. Khi thu thập mẫu xét nghiệm, tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ 1 chất lỏng định hình trong lọ Thinprep, sau đó đưa đến phòng xét nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.
Xét nghiệm HPV DNA
Là sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định sự hiện diện của virus HPV – thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV không khẳng định bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả xét nghiệm có thể phát hiện được virus gây bệnh, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
(Xem thêm: An gi den tang cuong he mien dich)
Các bước thực hiện: Thông thường, xét nghiệm HPV DNA sẽ được thực hiện đồng thời với các xét nghiệm khác như Pap Smear hoặc Thinprep. Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập tế bào cổ tử cung để chẩn đoán, phát hiện virus HPV và đánh giá nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Nguồn: SanPhuKhoa.net