Header Ads Widget

Biện pháp phòng ngừa viêm phụ khoa

Trong phụ khoa, viêm âm đạo hay còn gọi là viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng rất thường gặp, nhất là phụ nữ có gia đình và đã quan hệ tình dục. Nguyên nhân gây viêm âm đạo rất đa dạng, đôi khi kết hợp nhiều nguyên nhân như: nhiễm trùng, giảm estrogen, mất cân bằng môi trường âm đạo,... Bí quyết phòng ngừa viêm âm đạo hiệu quả đơn giản chỉ là hiểu rõ nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo thường gặp nhất

Để phòng ngừa viêm âm đạo cũng như tránh bệnh tái phát, chị em phụ nữ cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, bao gồm:

1.1. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm âm đạo, khi môi trường âm đạo thay đổi khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển quá mức và gây bệnh. Vi khuẩn gây viêm âm đạo thường được tìm thấy là các loại vi khuẩn kỵ khí, ngoài ra cũng liên quan đến các nguyên nhân gây rối loạn môi trường âm đạo.

(Xem thêm: Vietnam car rental)

Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn thường khó điều trị dứt điểm, bệnh hay tái phát được cho có liên quan đến quan hệ tình dục. Nhất là những người phụ nữ có nhiều bạn tình, thường có bạn tình mới dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo hơn những người phụ nữ không hoạt động tình dục hoặc hoạt động tình dục lành mạnh.

1.2. Nguyên nhân do nhiễm nấm

Viêm âm đạo kéo dài, khó điều trị dứt điểm thường liên quan đến sự phát triển quá mức của vi sinh vật nấm, phổ biến nhất là nấm C. albicans. Nấm này cũng gây nhiễm trùng cho các khu vực có độ ẩm cao trên cơ thể, gây các bệnh tưa miệng, giường móng tay, hăm tã ở trẻ hay viêm ở nếp gấp da,...

1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng Trichomonas

Ký sinh trùng Trichomonas lây truyền qua đường tình dục, khi người lành quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Nam giới cũng có thể nhiễm ký sinh trùng này nhưng thường không gây triệu chứng rõ ràng như ở phụ nữ.

1.4. Viêm âm đạo không do nhiễm trùng

Vẫn có trường hợp viêm âm đạo không do nhiễm trùng mà do các nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín không tốt như: sử dụng xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm thụt rửa âm đạo, thuốc xịt âm đạo, sản phẩm diệt tinh trùng,... gây mất cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo. Ngoài ra, tampon hay các vật lạ xuất hiện trong âm đạo cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mô âm đạo.

1.5. Nguyên nhân do hội chứng sinh dục mãn kinh

Viêm âm đạo có thể xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh do giảm estrogen đột ngột hoặc do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Người bệnh thường có triệu chứng khô, nóng rát, đau ở trong âm đạo.

Như vậy, viêm âm đạo có liên quan đến rất nhiều yếu tố là bệnh lý, thói quen sinh hoạt và vệ sinh vùng kín. Cũng vì thế mà viêm âm đạo rất khó điều trị triệt để và thường tái phát do người bệnh không điều trị đúng nguyên nhân.

2. Bí quyết phòng ngừa viêm âm đạo cực đơn giản nhưng hiệu quả

Để phòng ngừa viêm phụ khoa, chị em cần lưu ý những thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín đúng cách như sau:

2.1. Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách

Đây là thói quen quan trọng để giữ vệ sinh cho vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như giúp chị em có sự tự tin trong đời sống tình dục. Cách vệ sinh vùng kín như sau:

Sử dụng nước ấm sạch để rửa vùng kín, sau đó lau bằng khăn mềm từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Nên lựa chọn quần nhỏ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, từ đó giảm mùi khó chịu hiệu quả.

Không nên dùng thuốc xịt âm đạo, nước hoa hoặc xà phòng thụt rửa sâu trong âm đạo. Việc này không giúp làm sạch mà làm mất cân bằng môi trường trong âm đạo dẫn đến viêm nhiễm.

Chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp và lành tính, tránh sản phẩm có mùi thơm hoặc hóa chất độc hại. Khi đi vệ sinh, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập âm đạo, chú ý lau từ chiều trước ra sau.

2.2. Giữ vệ sinh vùng kín trong các thời kỳ khác

Trong chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm khuẩn và gây mùi. Do đó, cần thay băng vệ sinh 3 - 4 giờ/lần, trước khi thay cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và lau khô.

Trong thời gian mang thai hoặc hậu sản, cần vệ sinh và chăm sóc vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng để làm sạch tốt hơn trong thời kỳ này, cũng giúp chị em phụ nữ hồi phục sức khỏe tốt hơn.

2.3. Sử dụng quần lót đúng cách

Nên sử dụng các loại quần lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh các loại làm từ chất liệu ren, lụa, da hoặc polyester. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại quần lót ôm sát hoặc quá bí bách tạo điều kiện do nấm men phát triển dẫn đến mùi hôi.

Quần lót nên được thay thế hàng ngày, giặt sạch sẽ phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi đi bộ hoặc tập thể dục, bạn cũng nên thay quần lót để tránh sự phát triển của nấm men gây bệnh.

2.4. Khám phụ khoa định kỳ

Hàng năm, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa để kiểm tra sức khỏe vùng kín cũng như thay đổi nếu đang có thói quen không tốt. Đặc biệt khi vùng kín bị ngứa rát, ra khí hư bất thường, có mùi hôi,... thì cần đến gặp bác sĩ để điều trị.

(Xem thêm: Thông cống nghẹt giá rẻ)

Không nên có tâm lý tự ti, che giấu bệnh khiến viêm âm đạo kéo dài nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

2.5. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sữa chua là sản phẩm dinh dưỡng được đánh giá rất tốt với chị em phụ nữ, không những giúp làm đẹp da mà còn bổ sung nhiều lợi khuẩn. Trong đó có lợi khuẩn Lactobacillus có khả năng ngăn ngừa nấm Candida phát triển, giúp cân bằng pH âm đạo và bảo vệ ngăn ngừa viêm âm đạo.

Nguồn: SanPhuKhoa.com