Header Ads Widget

Mất răng cửa lâu năm có ảnh hưởng gì không?

 Răng cửa ngoài chức năng cắn xé thức ăn thì còn có chức năng rất quan trong trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ của gương mặt. Tuy nhiên trong cuộc sống đôi khi xảy ra những vấn đề không may ảnh hưởng tới việc mất răng cửa như do tuổi tác, sâu răng, tai nạn... Vậy mất răng cửa lâu năm có ảnh hưởng gì không? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo. 

Răng cửa có chức năng gì? 


Trước khi tìm hiểu mất răng cửa lâu năm có sao không thì bạn cần phải biết răng cửa là răng như thế nào. Sở dĩ gọi là răng cửa hoặc răng tiền đạo là bởi vì nó nằm ở vị trí số 1, số 2 trên cung hàm. Đây cũng là chiếc răng xuất hiện đầu tiên trên hàm dưới khi con người đạt mốc 6 tháng tuổi.

Răng cửa có mặt lưỡi hình tứ diện hoặc có gờ dọc ở 2 bên trông khá giống hình chiếc xẻng. Mỗi người chúng ta sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng cửa. Hàm trên và hàm dưới sẽ bao gồm  chiếc răng ngoài và răng trong đảm bảo chức năng cắn khi ăn.

Vì răng cửa nằm ở vị trí trung tâm nên nếu bị mất răng cửa sẽ ảnh hưởng lớn tính thẩm mỹ. Mất 1 răng cửa hay mất 2 răng cửa đều khiến gương mặt mất đi sự cân đối. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới cả chức năng ăn uống và phát âm, giao tiếp.

Mất răng cửa lâu năm gây ảnh hưởng gì? 

  • Suy giảm khả năng nhai, cắn thức ăn

Răng cửa được ví như những con dao sắc bén để cắn xé thức ăn thành các miếng nhỏ. Vì thức ăn được cắt nhỏ nên chúng ta sẽ tiện nhai, nuốt và giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Do đó, nếu mất răng cửa sẽ khiến việc cắn xé thức ăn bị ảnh hưởng. Từ đó khiến quá trình tiêu hóa thức ăn càng thêm vất vả cho dạ dày. Đó cũng là lý do mà những người mất răng cửa quá lâu thường mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng,…

  • Ảnh hưởng tới khả năng phát âm

Một trong những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng khi mất răng cửa đó là ảnh hưởng tới khả năng phát âm. Nếu không có răng cửa, một số âm phát ra thường bị ngọng (còn gọi là âm răng). Các chuyên gia cũng đã có những nghiên cứu về vấn đề này và cho biết, để âm thanh phát ra tròn trị và rõ ràng thì răng cửa phải chuẩn, mọc đúng vị trí. Bên cạnh đó, khi phát âm, lưỡi phải chạm nhẹ vào mặt trong của răng cửa trên và dưới.

  • Làm xáo trộn các khớp cắn

Khi mất răng cửa hoặc bất cứ chiếc răng nào khác trên cung hàm, các răng còn lại sẽ có xu hướng di chuyển vào khoảng trống vùng mất răng, từ đó dẫn tới tình trạng răng mọc lệch lạc.

Khi các răng trôi vào khoảng mất răng sẽ làm xóa trộn khớp cắn, cản trở khớp cắn hoặc răng đối diện sẽ mọc dài ra vào khoảng trống răng đã mất. Điều này đã khiến một số người bệnh có xu hướng nhai một bên, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn uống hàng ngày.

  • Tiêu xương hàm, lão hóa sớm

Mất răng cửa lâu năm sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm. Thời gian can thiệp càng lâu sẽ khiến tình trạng tiêu xương nặng hơn.

Khi tiêu xương hàm sẽ dẫn tới tình trạng mất xương nâng đỡ mô nướu và mô mềm, từ đó khiến vùng nướu của răng mất bị lõm vào. Hàng loạt hệ lụy do tiêu xương gây ra bao gồm: móm răng, đẩy nhanh quá trình lão hóa, cần phải can thiệp rộng hơn khi có nhu cầu cấy ghép implant,…

  • Gây bệnh đau đầu

Bệnh đau đầu là một trong những biến chứng do mất răng cửa gây ra nhưng rất ít người quan tâm đến. Nguyên nhân bởi vì khi răng cửa mất đi, các răng xung quanh sẽ bị nghiêng theo vì không còn nơi nương tựa. Quá trình nghiêng này không theo chiều hướng mong muốn mà chúng sẽ nghiêng tùy ý.

Từ đó, lực nhai sẽ tác động lớn hơn lên những răng còn lại. Vì thế sẽ ảnh hưởng tới các dây thần kinh nối giữa hai xương hàm. Cũng vì lý do này mà các cơn đau đầu kéo dài đã diễn ra, gây khó chịu tới người bệnh.

Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề mất răng cửa lâu năm có ảnh hưởng gì không? Mất răng nên trồng răng sớm để tránh những hệ lụy tiêu cực về sau. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.