Header Ads Widget

Chữa trị dứt điểm nấm vùng kín

Theo nghiên cứu, khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời, trong đó, 90% trường hợp viêm vùng kín do nấm Candida gây ra. Vậy bệnh nấm Candida vùng kín là gì?

Nấm candida vùng kín là gì?

Candida albicans là loại nấm men sống dưới da, đường tiêu hóa, âm đạo chị em với số lượng ít và bị hệ thống miễn dịch trong cơ thể ngăn chặn chúng phát triển. Bình thường, nấm Candida có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, nhưng khi phát triển đến mức độ nào đó ở trong ruột, chúng sẽ phá vỡ thành ruột, đi vào máu và giải phóng độc tố gây khó khăn cho quá trình điều trị.



Khi chị em bị viêm âm đạo do nấm Candida gây ra, thường có các triệu chứng điển hình như:

- Ra nhiều khí hư như bã đậu, có mùi hôi khiến vùng kín cũng có mùi hôi khó chịu.

- Chị em có thể thấy vùng kín mọc mụn, mẩn ngứa, sưng tấy, có cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

- Viêm âm đạo thường gây đau khi quan hệ, nếu mức độ viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo khi quan hệ.

Nguyên nhân nấm Candida gây viêm nhiễm âm đạo có thể do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, lạm dụng dung dịch vệ sinh, kháng sinh, thuốc tránh thai, quan hệ tình dục bừa bãi hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Ngoài ra, chị em mang thai 3 tháng cuối thai kỳ, người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida.

Cách chữa dứt điểm nấm Candida ở vùng kín

Theo bác sĩ phụ sản Hà Nội cho biết, bệnh nấm Candida ở vùng kín rất dễ tái phát, khoảng 10% trường hợp bệnh tái phát 4 lần/năm nếu không điều trị triệt để. Do đó, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện khám bên ngoài vùng kín, xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình điều trị như:

- Thuốc đặt âm đạo: Đây là loại thuốc được bác sĩ chỉ định thực hiện điều trị viêm âm đạo do nấm Candida hiệu quả cao. Thuốc đặt âm đạo có tác dụng hiệu quả nhanh, ức chế sự phát triển của nấm nhanh chóng. Một số loại thuốc đặt như Mikopenotran,Canesten, Lomexin…chống chỉ định với thai phụ.

- Thuốc uống: Ngoài thuốc đặt âm đạo thì chị em bị bệnh nấm Candida ở vùng kín có thể điều trị bằng thuốc uống. Thuốc uống thường chỉ định cho trường hợp bệnh đang phát triển nhanh và nguy cơ lan rộng. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm, cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số loại thuốc uống điều trị nấm âm đạo như Sporal, Itraxcop, Flucomedil…

- Thuốc bôi ngoài: Đối với bệnh nấm Candida mức độ nhẹ, chị em có thể dùng thuốc bôi ngoài có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng tấy và thúc đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Người bệnh có thể dùng thuốc bôi kenvizole mỗi ngày 1 lần, điều trị trong 2-4 tuần là có thể cải thiện hiệu quả bệnh nấm candida ở vùng kín.

Lưu ý: Chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng thuốc kém chất lượng có thể khiến bệnh nhờn thuốc, sốc thuốc, thậm chí bệnh càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

Ngoài điều trị bằng thuốc, chị em có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc nấm Candida ở vùng kín qua những thói quen như:

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ.

- Thay băng vệ sinh thường xuyên, mặc quần lót thoáng mát.

- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai…

- Không sử dụng dung dịch vệ sinh hóa chất mạnh tránh gây thay đổi môi trường âm đạo khiến “cô bé” dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Khám phụ khoa cũng sẽ giúp chị em phát hiện kịp thời và điều trị khỏi các bệnh lý như viêm âm đạo, tử cung, buồng trứng.

Nguồn: SanPhuKhoa.net